Dù bàn phím Glorious GMMK Pro chưa về nhưng không khí nhộn nhịp tấp nập “đi chợ lựa đồ” cho em nó đã bắt đầu rồi. Và để giúp anh chị em nhập môn bàn phím cơ custom cũng như các anh chị em quan tâm chọn sản phẩm để custom cho Glorious GMMK Pro, sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách “đi chợ” lựa đồ chơi chỉ trong 3 bước đơn giản cho phần 1 nhé!
Nhưng trước hết, nếu các bạn không có quá nhiều thời gian để chọn lựa từng bộ phận hoặc các bạn muốn tiết kiệm thời gian hết cỡ để trải nghiệm bàn phím cơ custom, hãy xem qua bundle Glorious GMMK Pro Pre-built từ Glorious nhé! Có đầy đủ tất cả mọi thứ các bạn cần. Chỉ việc mở hộp và dùng ngay lập tức.
Chi tiết bàn phím cơ Glorious GMMK Pro Pre-built
Bước 1: Chọn linh kiện cần thiết để bàn phím cơ Glorious GMMK Pro có thể sử dụng
Như bạn đã biết bàn phím cơ Glorious GMMK Pro được bán dạng barebone (khung xương) không bao gồm keycap và switch. Bù lại, bộ kit này đã đầy đủ các bộ phận như bo mạch (PCB), khung vỏ (case), tấm plate (switch plate), đệm tiêu âm (sound damper), núm xoay (rotary encoder), chân switch hot swap (hot swap socket), thanh cân bằng đã lube sẵn (stabilizer), cáp USB. Nói dong dài vậy thôi chứ túm lại là bạn chỉ cần gắn thêm switch với keycap là xài được.
Chọn switch
Để chọn loại switch ưng ý thì mình phân ra 2 nhóm chính như sau để bạn dễ dàng lựa chọn: nhóm làm việc (typing) và nhóm chơi game (gaming).
Nhóm làm việc (typing)
Nếu bạn làm việc là chính thì bạn có rất nhiều lựa chọn để sử dụng. Chủ yếu bạn thích loại nào và môi trường làm việc của bạn có ngại âm thanh của bàn phím cơ không thôi.
- Nếu bạn thích tối ưu cảm giác đã khi gõ, các lựa chọn clicky mô phỏng máy đánh chữ sẽ phù hợp như Kailh Box White (50g), Gateron Blue (55g), Gateron Green (65g) hay Cherry MX Blue (50g). Dòng này sẽ phát ra âm thanh to nhất để đổi lấy cảm giác cơ nhất cho bàn phím cả về cảm giác gõ và âm thanh gõ phím.
- Nếu bạn vẫn thích cảm giác gõ đã tay nhưng ít tiếng ồn hơn, các lựa chọn tactile là dành cho riêng bạn: Glorious Panda (67g), Kailh Box Brown (50g), Gateron Brown (45g) và Cherry MX Brown (45g). Các dòng này sẽ không phát ra tiếng tách mỗi khi nhấn phím nhưng bù lại bạn vẫn có được cảm giác gõ cơ và thích tay mỗi khi nhấn phím. Đặc biệt là Glorious Panda với cảm giác tactile cực rõ mỗi khi bạn nhấn phím - dòng này đặc biệt dành cho những bạn thích dòng switch clicky ở trên nhưng không muốn quá ồn và không thích tiếng click.
- Tiếp đến là dòng linear, dòng này không có các gờ xúc giác (tactile) bên trong switch nên cảm giác gõ được xem là mượt nhất trong 3 loại trên. Không clicky, không khấc, mượt mà là những từ dùng để tóm gọn về nhóm switch này. Các lựa chọn bạn có thể tìm đến như Glorious Lynx (60g) Kailh Box Red (45g), Gateron Red (45g), Gateron Clear (35g siêu nhẹ), Gateron Black (60g), Kailh Box Black (60g).
Dài quá, tóm lược:
- Gõ đã tai, đã tay: chọn Kailh Box White (50g), Gateron Blue (55g), Gateron Green (65g) hay Cherry MX Blue (50g).
- Gõ đã tay, nhưng ít ồn hơn: chọn Glorious Panda (67g), Kailh Box Brown (50g), Gateron Brown (45g) và Cherry MX Brown (45g).
- Gõ êm mượt: chọn Glorious Lynx (60g), Kailh Box Red (45g), Gateron Red (45g), Gateron Clear (35g siêu nhẹ), Gateron Black (60g), Kailh Box Black (60g).
Nhóm chơi game (gaming)
Nhóm này cần các loại switch với độ phản hồi nhanh hoặc độ chính xác cao. Do đó ưu tiên hàng đầu của nhóm này là dòng Kailh Speed với 3 tùy chọn Bronze (clicky), Cooper (tactile) và Silver (linear).
Dòng speed có tốc độ nhận phím siêu nhanh và được tối ưu lực nhấn vừa phải để nhấn phím nhanh và chuẩn. Vì vậy với mình, Kailh Speed là lựa chọn ưu tiên khi chơi game.
Vậy muốn cả 2 thì sao?
Lúc này bạn sẽ cân nhắc giữa tốc độ gõ và cảm giác phím. Nếu quan tâm tốc độ gõ, bạn hãy chọn nhóm switch gaming như Kailh Speed Bronze, Cooper, Silver. Nếu quan tâm vào cảm giác phím, nhóm switch typing là lựa chọn số 1 và lúc này, lựa chọn của bạn sẽ ưu tiên vào làm việc nhiều hơn một chút. Và hãy nhớ chọn chiếc switch với lực nhấn vừa tay mình nhé!
Sau khi chọn xong switch, bạn sẽ cần một chiếc switch puller để có thể tháo switch khi cần thay đổi switch nữa. Bạn có thể sử dụng chiếc switch puller cơ bản có sẵn trong hộp hoặc mua thêm Glorious Switch Puller để tăng tốc độ gỡ phím với tay cầm dài sử dụng thoải mái hơn.
Chọn keycap
Keycap muôn hình vạn trạng. Từ những bộ keycap vài triệu đến chục triệu cũng có nên ở bài viết này mình sẽ gói gọn ở những bộ keycap vừa túi tiền, đủ dùng, không quá đắt nhưng vẫn thẩm mỹ sẽ hợp túi với đa số mọi người.
Bước đầu tiên chọn keycap cho Glorious GMMK Pro, ta cần chú ý các phím sau:
Hàng R1:
- Alt (1u)
- Fn (1u)
- Ctrl (1u)
- End (1u)
- Shift phải (1.75u)
Hàng R2:
- Page Down (1u).
Hàng R3:
- Page Up (1u)
Hàng R4:
- Delete (1u)
Dài quá, tóm lược:
Bạn chỉ cần mua 1 set keycap Glorious PBT là đủ tất cả các phím cho Glorious GMMK Pro.
- 5 phối màu gradient trendy.
- 2 phối màu Black on White (BoW) và Black on Black (BoB) cổ điển.
- Nhựa PBT siêu bền.
- Ký tự Dye-Sub sắc nét.
- Gắn được hầu hết bàn phím cơ Fullsize, Tenkeyless, 75%, 60%,...
Các bộ keycap Glorious PBT trên bàn phím Glorious GMMK Pro White Ice
Các bộ keycap Glorious PBT trên bàn phím Glorious GMMK Pro Black Slate
Đặt mua các bộ keycap Glorious GPBT tại đây
Hoặc các bạn là người chơi hệ RGB có thể nghía qua thử bộ keycap pudding Glorious Aura V2 với 145 nút thừa sức cân tốt cho Glorious GMMK Pro. Chất liệu PBT Doubleshot với font mới nét và tỏa ánh sáng lịch sự hơn rất nhiều.
Hoặc có một tùy chọn cao cấp hơn là các bộ keycap Glorious GPBT Celestial của Glorious. Đây là bộ keycap dùng công nghệ dye-sub 5 mặt nên mới có được ký tự màu trắng - thứ không thể có trên các bộ keycap dùng công nghệ dye-sub truyền thống. Glorious GPBT Celestial có 2 phối màu là Celestial Ice và Celestial Fire để bạn thỏa sức chọn lựa phù hợp với màu bàn phím và không gian làm việc của mình.
Vậy là chúng ta đã có một chiếc Glorious GMMK Pro có thể sử dụng ngay lập tức nhưng vẫn còn nhiều phần vui tiếp theo nữa. Nếu bạn vẫn chưa hài lòng về setup của mình hãy đọc tiếp phần sau nhé!
Xem thêm >> 7 Bước vệ sinh bàn phím đơn giản, nhanh chóng
Bước 2: Chọn linh kiện custom nhẹ bàn phím và custom góc làm việc
Bắt đầu từ đây mình sẽ đi thêm vào một món custom cơ bản mà bạn có thể tự làm tại nhà và những phụ kiện cơ bản giúp setup bàn phím cơ custom Glorious GMMK Pro trở nên khác biệt và mang đậm tính cá nhân nhé.
Tùy chọn 1: tấm plate bàn phím (switch plate)
Vì sao chúng ta có nhiều tùy chọn về plate? Để custom cảm giác gõ phím ở đôi tay và âm thanh gõ phím ở đôi tai.
Nếu đã chơi bàn phím cơ custom thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua âm thanh đã tai mà các bàn phím cơ loại này mang đến và Glorious GMMK Pro không phải ngoại lệ. Để dễ hình dung công dụng của từng loại plate mà Glorious GMMK Pro tương thích, bạn xem qua bảng bên dưới nhé:
Loại plate | Đặc điểm của từng loại |
Đồng | Là loại plate cứng nhất Cảm giác gõ đanh nhất Âm thanh gõ phím mềm mại nhất |
Nhôm (có sẵn theo bàn phím) | Độ cứng trung tính giữa đồng và polycarbonate Cảm giác gõ không quá cứng nhưng không quá mềm Âm thanh gõ phím vừa phải |
Polycarbonate | Là loại plate có đặc tính dẻo linh hoạt tự nhiên Cảm giác gõ mềm nhất Âm thanh gõ phím đanh, gọn. Có thể khuếch đại âm thanh với một số loại switch nhất định. |
Nếu bạn đã hài lòng với tấm plate nhôm đi theo bàn phím, bạn có thể bỏ qua tùy chọn 1.
Tùy chọn 2: Top Frame
Với các Top Frame mới hãng Glorious cung cấp cho người dùng, 4 màu nhôm anodized và 3 màu electrophoresis đã quá đủ để các bạn có thể custom màu sắc chiếc GMMK Pro theo ý của mình.
Trong bộ sưu tập này nổi bật nhất là màu E-White và E-Yellow sử dụng công nghệ electrophoresis để sơn case giúp bề mặt mịn và lên màu tươi, chuẩn nhưng không vì thế 4 màu nhôm anodized không đáng để bạn thử. Tất cả phụ thuộc vào gu thẩm mỹ của bạn nên đến 6 lựa chọn bổ sung và 2 màu sắc mặc định chắc chắn sẽ làm thỏa mãn bất cứ fan bàn phím cơ custom nào.
Điều đặc biệt là toàn bộ phần gasket đã được dán sẵn trên các Top Frame thay thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mày mò dán lại gasket, phù hợp cả với người mới chơi, người bận rộn hoặc cả những bạn đã chơi bàn phím cơ custom lâu.
Tùy chọn 3: núm xoay (rotary encoder)
Trên các bàn phím cơ Glorious GMMK Pro, nhà sản xuất đã trang bị sẵn núm xoay màu trắng với bản White Ice và đen với bản Black Slate nhưng tin vui là bạn có thể tự thay màu sắc của chúng.
Glorious cung cấp bạn 3 tùy chọn màu để mua là đen, trắng và vàng - màu vàng không được trang bị sẵn trên bàn phím. Thông thường thì bạn chọn màu núm xoay theo màu sắc keycap để phối thật đẹp hoặc theo màu plate bạn chọn (đồng). Vì thế ở tùy chọn này bạn nên tự quyết định xem có nên mua thêm không nhé!
Tùy chọn 4: cáp USB-C custom Artisan
Tuy đã có sẵn cáp USB trong hộp rồi nhưng đã là bàn phím cơ có dây rồi thì cái dây cũng phải đẹp. Mà đã đẹp thì ngại gì đầu tư thêm sợi cáp USB-C Artisan xịn từ Glorious: Glorious Coiled Cable.
Công dụng của sợi cáp này cơ bản vẫn là kết nối bàn phím cơ của bạn với máy tính nhưng theo cách điệu nghệ hơn. Thay vì một sợi cáp thẳng với 2 đầu kết nối, cáp Artisan Glorious Coiled Cable có phần thân xoắn thay cho đầu chuyển góc 90 độ, đầu kết nối phần thẳng và xoắn là kết nối 5-pin chuyên dụng để trang trí. Đó, thay vì dùng một đầu chuyển góc 90 độ hoặc cáp đầu vuông thì giờ đây bạn có thêm option cáp Artisan để làm đầu chuyển của bạn mượt hơn, nghệ thuật hơn và nâng tầm góc setup của bạn.
Để chọn một sợi dây cáp ưng ý, bạn có 3 tiêu chí sau:
- Chọn theo phối màu keycap: tùy theo tông của keycap mà bạn có thể chọn màu dây tương ứng hoặc tùy theo ý đồ của bạn muốn sợi dây nổi bật hoặc chìm vào setup.
- Chọn theo phối màu bàn của bàn phím: với màu sắc trên Glorious GMMK Pro thì White Ice sẽ tương ứng dây Ghost White và Black Ash là Phantom Black. Tuy nhiên như ở trên bạn có thể chọn màu dây khác để nổi bật sở thích của bạn như dây Crimson Red với phong cách gaming hơn hoặc Nebula mộng mị hơn.
- Chọn theo phối màu bàn hoặc deskmat (tấm lót chuột cỡ lớn): cách phối này sẽ giúp sợi cáp chìm vào không gian setup chung của bạn nên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm cá nhân. Ở đây mình có 2 cách phối gợi ý cho bạn là phối đồng tông màu hoặc phối tương phản.
Dài quá, tóm lược:
Cáp này vừa có tác dụng trang trí, vừa làm sợi cáp không mất đi sự thẩm mỹ trên bàn của bạn. Vậy nên việc chọn cáp sẽ tùy theo gu thẩm mỹ và sở thích của bạn. Nếu bạn còn đang phân vân thì có thể tham khảo theo 3 tiêu chí chọn cáp ở trên của mình nhé.
Tùy chọn 5: kê tay
Một tùy chọn không thể thiếu dù bạn dùng bàn phím cơ custom hay các bàn phím cơ có sẵn.
Về kê tay chủ yếu có 2 loại chính, kê tay cứng (gỗ) và kê tay mềm.
Trong bài viết này mình có mở rộng sang thương hiệu Filco nữa vì họ là hãng chuyên làm bàn phím cơ đến từ Nhật nên các phụ kiện của họ có độ công thái học và chất lượng cực tốt với kê tay hoàn toàn sản xuất tại Nhật Bản.
Nhóm kê tay cứng (gỗ): nhóm này tối ưu cho cảm giác gõ, âm thanh gõ phím và tốc độ gõ phím nhiều hơn.
Nhóm kê tay mềm (macaron): nhóm này tối ưu độ thoải mái khi gõ phím lâu. Tốc độ gõ phím vẫn tốt hơn so với không dùng kê tay nhưng âm thanh và tốc độ không đã bằng gỗ.
- Nếu bạn hướng đến làm việc năng suất cao, tốc độ gõ phím nhanh và thẩm mỹ nên chọn kê tay gỗ.
- Nếu bạn hướng đến sự thoải mái khi sử dụng máy tính lâu dài thì nên chọn kê tay mềm như Filco Macaron.
Đặc biệt loại Filco Macaron có rất nhiều màu sắc để phù hợp với setup và sở thích của bạn.
Bước 3: Dụng cụ bảo quản bàn phím
Đã chơi bàn phím cơ thì cũng có lúc bạn cần bảo quản bàn phím. Sau đây là danh sách những phụ kiện cần có để bạn giữ sạch và bảo quản bàn phím cơ Glorious GMMK Pro của mình.
Phải có: chổi quét bụi
Nếu bạn thích một setup sạch tinh tươm để sống ảo thì một chiếc cọ thần kỳ là vật dụng phải có trong tủ. Ở đây mình có 2 tùy chọn để bạn lựa chọn:
Cọ Filco: loại này khá cơ bản, sản xuất tại Nhật Bản. Lông cọ không bị xoắn và không rụng lông nên sử dụng khá bền.
Cọ lông ngựa Filco: nếu điều kiện tài chính tốt thì nên sử dụng loại này hơn. Lông ngựa không tích tĩnh điện lên bề mặt nhựa nên cọ này quét sạch và hiệu quả hơn.
Nên có: túi đựng bàn phím
Túi đựng bàn phím chuyên dụng cho Glorious GMMK Pro giúp bảo vệ toàn diện bàn phím của bạn khỏi các va đập và các vết xước không đáng có trong quá trình vận chuyển. Bạn cũng có thể sử dụng túi như hộp cất bàn phím khi không sử dụng nhằm tránh bụi. Trong túi cũng có tích hợp sẵn ngăn kéo để đựng các phụ kiện cơ bản như cáp, keypuller, switch puller, cọ quét để mang theo bên mình sử dụng ở mọi nơi.
Dài quá, tóm lược:
Bạn nên có túi đựng bàn phím cơ cho riêng mình:
- Có đai dán giữ cố định.
- Có đai nhấc bàn phím ra dễ dàng.
- Chống sốc.
- Chống va đập.
- Chống bụi.
- Chỗ cất bàn phím an toàn khi không sử dụng.
- Có ngăn đựng phụ kiện riêng.
- Quan trọng: dây kéo YKK chống kẹt.
Tổng kết
Sau 3 bước trên bạn đã có một góc bàn phím cơ custom với phần thẩm mỹ đã theo ý bạn và khá đặc sắc rồi đó. Tuy nhiên cảm giác gõ và âm thanh gõ phím của bạn sẽ được custom theo ý bạn nữa ở phần 2 của bài viết này. Do đó đừng bỏ lỡ bài viết tiếp theo đến từ Phong Cách Xanh với các thủ thuật lube switch, tinh chỉnh stab, vân vân và mây mây để bàn phím.
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB - 65%
Viết nhận xét
Trang web này được bảo vệ bằng hCaptcha. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của hCaptcha.