Phàm là game thủ ngoài chuột xịn, lót chuột ngon và tai nghe chiến, bạn cũng cần một chiếc bàn phím cơ đỉnh để truyền tải hết mức kĩ năng cá nhân vào những trò chơi mang tính cạnh tranh như Dota2, Liên Minh Huyền Thoại, CSGO, Valorant,... Vậy chọn bàn phím cơ theo tiêu chí nào để chuẩn với nhu cầu của mình nhất? Cùng Phong Cách Xanh điểm qua những tiêu chí chọn mua bàn phím cơ dành riêng cho game thủ nhé!
2 thể loại game phổ biến
MOBA (MULTIPLAYER ONLINE BATTLE ARENA)
Chắc chắn bạn đã chơi qua những tựa game thể loại này như Liên Minh Huyền Thoại, Dota 2,... Trong những tựa game MOBA, bạn cần những cú nhấn chuẩn xác, phản hồi tức thời với độ trễ cực thấp cũng như nhanh và nhạy khi bạn cần spam phím với tốc độ cao.
Vì thế, một bàn phím cơ tốt, bền bỉ và đáng tin cậy luôn là thứ bạn nên quan tâm nhất trong bộ gear chiến game MOBA.
FPS (FIRST-PERSON SHOOTER)
Những tựa game FPS như CSGO, PUBG, Valorant, Fornite,... luôn cần những thao tác xử lý chính xác giúp bạn tự tin ACE một ván đấu hay một game đấu. Nếu ví von chuột tốt giúp bạn bắn hay hơn thì bàn phím cơ tốt giúp bạn di chuyển chiến thuật hơn.
Một bàn phím cơ nhanh, nhạy, độ trễ thấp và bền bỉ giúp bạn tự tin hơn, dồn toàn tâm toàn ý vào những pha vẩy chuột đỉnh cao như các game thủ chuyên nghiệp.
Những tiêu chí chọn bàn phím cơ cho game thủ
Kích thước
Bạn sẽ thắc mắc vì sao kích thước là thứ mình nhắc đến đầu tiên mà không phải là switch? Bởi vì không gian bàn của bạn có hạn nhưng không gian cho chuột không bao giờ là đủ. Cho nên kích thước bàn phím luôn luôn là "First Pick" của mình.
Game MOBA
Với game MOBA, bạn chọn Fullsize, Tenkeyless hay Mini đều được dựa trên không gian bàn của mình vì yêu cầu kích thước bàn phím với game MOBA không quá cao. Thay vào đó, bạn nên chọn bàn phím làm sao vừa làm việc được, vừa chơi game được.
Với game MOBA, mình luôn ưu tiên: Tenkeyless > Fullsize > Mini.
Game FPS
Với FPS thì câu chuyện ngược lại. Bạn cần bàn phím gọn nhất có thể để không gian cho lót chuột và chuột nhiều nhất có thể. Nếu bạn chọn bàn phím quá to, bạn sẽ phải đặt lệch bàn phím và tư thế này không tốt cho công thái học lắm. Do đó bàn phím nhỏ nhất có thể nhưng bạn dùng thấy thoải mái và thuận tay là ổn.
Với game FPS, mình khuyến khích các bạn chọn: Mini > Tenkeyless > Fullsize.
Switch
Với các công nghệ phát triển không ngừng, switch ngoài là bộ phận tạo nên cảm giác nhấn phím còn là bộ phận giúp game thủ xử lý các tình huống trong game với tốc độ phản hồi cao hơn. Hiện tại switch trên bàn phím gaming được chia làm 2 nhóm là switch cơ và switch từ (Hall Effect).
Hiện tại switch từ chỉ có một loại cảm giác linear nên bên dưới là danh sách các loại switch cơ phân loại theo cảm giác nhấn.
Xem thêm >> 7 Bước vệ sinh bàn phím đơn giản, nhanh chóng
Game MOBA
Những tựa game MOBA thứ bạn cần là những thao tác nhấn phím chuẩn xác. Do đó, một bàn phím với Blue switch hay Brown switch là lựa chọn hàng đầu. Những loại switch này có tactile (hoặc thêm tiếng click với Blue) giúp bạn cảm nhận được phím đã nhấn hay chưa.
Với game MOBA, mình luôn ưu tiên: Speed Silver > Blue > Brown > Red > Silent > Black.
Game FPS
Với game FPS, bạn cần nhấn phím không chỉ chuẩn mà còn thoải mái, tự nhiên hết mức có thể để dành toàn bộ khả năng phán đoán, cảm nhận cho tay cầm chuột. Do đó các switch linear như Red, Silent, Black luôn là ưu tiên.
Với game FPS, mình sẽ chọn: Speed Silver > Red > Silent > Black (chỉ định với các bạn tay to) > Blue > Brown.
Xem thêm >> Rapid Trigger là gì? Giải pháp tăng tốc độ và hiệu suất cho bàn phím cơ
Switch nam châm (Hall effect)
Công nghệ switch này tuy không mới nhưng bây giờ mới hoàn thiện và chính thức trở thành tiêu chuẩn cho bàn phím gaming.
Mỗi switch từ được trang bị một nam châm, kết hợp cùng cảm biến Hall bên dưới giúp ghi nhận tín hiệu từ phím. Nhờ cơ chế này bạn có thể tự do thay đổi độ nhạy của từng phím nhằm đáp ứng các nhu cầu chơi game theo cá nhân từng người. Ngoài công nghệ này, tính năng Rapid Trigger được tích hợp trên firmware giúp phím phản hồi nhanh hơn với các thao tác nhấn và nhả phím - điều mà switch cơ không thể làm được.
Kết nối
Cáp USB loại liền hay tháo rời cũng được. Với mình quan trọng nhất bàn phím cơ phải có kết nối qua cáp USB. Điểm đặc biệt nhất của kết nối có dây là độ trễ cực thấp (1ms) cùng khả năng cấp nguồn liên tục cho bàn phím giúp mọi thứ trở nên ổn định hơn nhiều so với các kết nối khác.
Nói về khoa học một chút, các bàn phím không dây sử dụng tần số 2.4GHz có thể bị nhiễu sóng bởi router WiFi hoặc các dạng sóng vô tuyến khác cùng tần số. Còn dây cáp kết nối rất khó nhiễu do tín hiệu được dẫn hoàn toàn bên trong lõi dây với phần bảo vệ là các vật liệu kháng nhiễu giúp tín hiệu đi nhanh hơn, chính xác hơn và ít bị nhiễu nhất. Do đó, lại thêm một lý do mình chọn kết nối qua cáp USB.
Thêm nữa, lợi ích của một bàn phím không dây mang lại không nhiều so với chuột không dây. Nếu như chuột không dây giúp lướt chuột nhẹ nhàng, thanh thoát hơn thì một bàn phím không dây thật sự không mang lại quá nhiều ý nghĩa khi chơi game. Một bàn phím cơ không dây sẽ cần pin để sử dụng, có thể là pin sạc hay pin alkaline thì vẫn có thời gian bàn phím hết pin và bạn không hề muốn nó xảy ra khi đang chơi game cả. Những thiết bị không dây được sinh ra giúp mọi thứ cơ động, di chuyển dễ dàng hơn nhưng bàn phím không được hưởng lợi từ đó khi chơi game. Do đó, cáp USB luôn là ưu tiên số 1.
Thứ tự ưu tiên của mình luôn là: Có dây > Không dây.
Một số thương hiệu bàn phím cơ game thủ nên quan tâm
FILCO
Thương hiệu bàn phím cơ nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Filco được rất nhiều game thủ Nhật Bản và Trung Quốc các bộ môn Dota, Liên Minh Huyền Thoại yêu thích nhờ độ trễ cực thấp, phím nhạy và độ bền rất cao.
Filco cũng có nhiều mẫu bàn phím rất thích hợp cho game thủ. Nếu bạn chơi game, dòng Majestouch Xacro M3A, Majestouch 3, Majestouch Stingray hay Majestouch Convertible 3 đều rất ổn.
DRUNKDEER
Là thương hiệu mới nổi nhưng sớm khẳng định được vị thế của mình tại thị trường châu Á, đặc biệt là Nhật Bản với sản phẩm chất lượng và giá thành phải chăng.
Đây là mẫu bàn phím ứng dụng công nghệ switch từ và Rapid Trigger mới giúp tăng tốc độ phản hồi của phím, giúp bạn xử lý những tình huống trong game được nhanh và chính xác hơn so với các bàn phím cơ truyền thống. Nhờ trang bị công nghệ mới, bạn có thể kích hoạt và reset phím ở lưng chừng bàn phím mà không cần phím thả hết hành trình giúp thao tác được nhanh và giảm thiểu độ trễ vật lý của switch cơ. Ngoài ra bạn có thể tối ưu độ nhạy từng phím bạn muốn thông qua tính năng điều chỉnh điểm nhận phím - tính năng này bổ trợ cùng Rapid Trigger giúp phản hồi nhanh nhạy hơn hẳn so với bàn phím cơ truyền thống.
ARBITER STUDIO
Thương hiệu mới được thành lập tại Mỹ nhưng Arbiter Studio là một trong những hãng tham gia cuộc chơi bàn phím gaming cao cấp công nghệ HE từ rất sớm.
Bàn phím từ Arbiter Studio nổi bật với thiết kế tương tự các bàn phím cơ hiện nay theo tiêu chuẩn bàn phím custom nhưng vẫn trang bị các công nghệ hiện đại như switch nam châm Hall Effect, Rapid Trigger nhằm cân bằng giữa chơi game và sử dụng hàng ngày sao cho tốt nhất có thể. Thiết kế của bàn phím Arbiter cũng đơn giản giúp bạn dễ dàng phối với nhiều bộ keycap khác nhau.
LAMZU
Dù là thương hiệu mới tham gia thị trường bàn phím nhưng tham vọng trở thành một trong những thương hiệu gaming tốt nhất là không thể bàn cãi khi nói về Lamzu.
Tham gia vào thị trường bàn phím với công nghệ switch từ - công nghệ tốt nhất hiện tại dành cho bàn phím gaming hiện tại với độ nhạy cao, tốc độ phản hồi nhanh và hỗ trợ chơi các tựa game mới nhất hiện nay với hiệu năng tốt hơn. Với Lamzu ngoài công nghệ và hiệu năng cao, hãng còn xây dựng bàn phím của mình với phần thẩm mỹ đẹp mắt từ sản phẩm, phụ kiện đến cách mở hộp - vốn là đặc trưng của tất cả các sản phẩm Lamzu từ trước đến nay.
CHERRY
Đến từ nhà sản xuất switch cơ danh tiếng từ Đức, bàn phím cơ Cherry được xem là gà chiến của nhà Cherry khi tất cả switch mới và hiện đại nhất của hãng được tinh chỉnh và tối ưu chính chủ giúp hiệu năng tăng lên tối đa.
Các bàn phím cơ Cherry nổi tiếng vì sử dụng switch Cherry nhà trồng và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt từ đầu vào đến đầu ra. Các công nghệ tự phát triển của Cherry cũng được ứng dụng lên các mẫu bàn phím cơ của hãng với công nghệ kết nối không dây, kết nối có dây luôn thuộc top những bàn phím cơ có độ trễ thấp nhất. Bàn phím cơ của Cherry được thiết kế ưu tiên độ bền tối đa của sản phẩm nên bạn có thể yên tâm sử dụng bàn phím của hãng lâu dài ở hiệu năng cao nhất.
FNATIC
Fnatic là tổ chức esport hàng đầu đến từ Vương Quốc Anh nên nhưng sản phẩm của hãng luôn nhắm đến phân khúc esport với hiệu năng cao nhất.
Các dòng bàn phím cơ của Fnatic được hãng thiết kế kiểu low profile giúp tốc độ phản hồi của phím nhanh hơn so với thiết kế phím cơ truyền thống. Đồng thời nhờ thiết kế mỏng hơn, các game thủ sẽ không tốn nhiều diện tích trong túi đồ mỗi khi cần mang bàn phím của mình đi net, các sự kiện LAN hoặc thi đấu thể thao điện tử nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng sử dụng tốt nhất. Hiện các bàn phím cơ Fnatic được tin tưởng sử dụng bởi các vận động viên esport chuyên nghiệp của tổ chức.
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB - 65%
Xem thêm >> Các sản phẩm bàn phím HE Arbiter Studio
Viết nhận xét
Trang web này được bảo vệ bằng hCaptcha. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của hCaptcha.