Bằng một cách nào đó (cụ thể là Wooting) mà bàn phím HE trở nên cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các game thủ. Với bàn phím HE, bản chất của chúng không đến từ phần cứng mà đến từ các tính năng bổ trợ được tích hợp vào firmware của sản phẩm như actuation point changer, rapid trigger, snap tap/quick tap/super tap/SOCD/… hỗ trợ một cách hợp lệ trong các tựa game esport (trừ một số tính năng trong Fortnite và Counter Strike 2). Vậy nên, trước khi mua một bàn phím HE về để chơi game, bạn cần biết những tính năng sau được tích hợp trên bàn phím của bạn, nếu không bạn đang ném một cục tiền qua cửa sổ.
Switch nam châm + PCB + Firmware
Thực tế không chỉ switch nam châm, bàn phím HE vận hành bởi 3 yếu tố chính là switch nam châm, PCB và firmware.
- Switch nam châm chứa nam châm bên trong, di chuyển để thay đổi giá trị từ thông được đọc bởi cảm biến Hall.
- PCB trang bị các cảm biến Hall trên từng switch để đọc giá trị từ thông và trang bị bộ xử lý.
- Firmware quản lý mọi tính năng của bàn phím dựa trên các lệnh lập trình sẵn và thông tin được cảm biến Hall gửi về.
Bộ ba này là nền tảng của bàn phím HE, nhưng nếu không có các tính năng bên dưới, bàn phím HE vẫn làm sản phẩm overrated, không phải sản phẩm được chào đón bởi đa số game thủ chuyên nghiệp như hiện tại.
Actuation Point Changer
Tiếng Việt là thay đổi điểm nhận phím. Tính năng này đã có từ những giai đoạn đầu tiên khi bàn phím HE xuất hiện dưới tên gọi bàn phím từ và phổ biến trên dòng bàn phím Steelseries Apex hay phiên bản cổ xưa hơn là công nghệ trên các bàn phím Topre như Realforce, HHKB,...
Tính năng này giúp thay đổi điểm nhận/trả phím theo sở thích ở mọi điểm trên hành trình phím, nhờ đó bạn có thể chủ động custom mọi phím theo sở thích của mình. Nhược điểm của tính năng này là điểm nhận/trả phím luôn cố định nên luôn có sai lệch về độ trễ lớn ở actuation và reset nên nếu đi riêng lẻ không thành công cho lắm. Minh chứng là dù việc thay đổi điểm nhận phím lên cao hơn thay đổi rõ rệt phản hồi của phím vào game nhưng bạn phải chọn giữa trễ nhận phím hoặc trễ trả phím nên đa số đều đặt giá trị này ở mức trung bình ở loanh quanh 50% hành trình. Vậy nên thời điểm đó bàn phím HE không được ưa chuộng do giá thành cao. Do đó chúng ta cần tính năng tiếp theo.
Rapid Trigger
Nói ngắn gọn đây là tính năng mở rộng của actuation point changer. Thay vì đổi điểm nhận/trả phím cố định, rapid trigger thay đổi điểm nhận phím một cách chủ động theo vị trí phím hiện tại sau lần kích hoạt đầu tiên. Quá trình hoạt động của rapid trigger như sau:
- Khi chưa nhấn phím, rapid trigger chưa kích hoạt và phím được nhận bởi actuation point bạn cài đặt.
- Sau khi phím được kích hoạt, reset point luôn thay đổi liên tục theo vị trí phím với hành trình đi lên được bạn cài đặt trên phần mềm.
- Khi phím đã reset, nếu chưa trả hết hành trình bạn chỉ cần nhấn xuống một đoạn tương ứng với giá trị cài đặt sẵn phím sẽ nhận lại ngay.
- Rapid trigger chỉ bị ngừng kích hoạt và trả về actuation point khi phím trả hết hành trình.
Còn về công dụng thì rapid trigger loại bỏ các khoảng trễ triệt để khi reset phím, vì vậy nhân vật trong game phản hồi nhanh nhạy hơn với các lệnh được thực hiện từ tay. Đặc biệt với các tựa game FPS yêu cầu tốc độ phản hồi cũng như độ trễ input thấp, việc loại bỏ được càng nhiều độ trễ càng tạo nhiều lợi thế trong những tình huống yêu cầu kỹ năng xử lý và phản xạ từ game thủ.
SOCD / Snap Tap / Quick Tap / táp táp / …
Không có một tên gọi thống nhất cho tính năng này nên Phong Cách Xanh sẽ gọi bằng cái tên phổ biến nhất là snap tap được giới thiệu lần đầu tiên bởi Razer.
Fact:
- SOCD, Snap Tap, Super Tap, Quick Tap,... về cách hoạt động đều là 1 dựa trên cách hoạt động của null bind script ngày xưa được sử dụng trong cộng đồng CSGO (và đã bị cấm trong CSGO).
- SOCD, Snap Tap, Super Tap, Quick Tap,... bị cấm trong tựa game CS2 (bị kick khỏi public lobby và ban trong giải) và Fortnite.
Về cơ bản snap tap giúp bạn ghi đè hành động bởi một cặp phím được cài đặt sẵn khi dựa trên thứ tự nhấn phím nếu cả hai cùng được nhấn.
- Không có snap tap: khi nhấn 2 phím đồng thời cả hai phím sẽ bị hủy kích hoạt, lúc này nhân vật đứng yên nếu là cặp phím ngược nhau. Ví dụ nhấn đồng thời cặp phím A - D nhân vật sẽ đứng yên.
- Có snap tap: khi nhấn cặp phím ngược nhau đồng thời, tùy theo phím nào được nhấn sau cùng sẽ nhận phím đó và hủy phím trước đó, khi thả phím vừa nhấn sẽ nhận lại phím cũ. Ví dụ nhấn đồng thời phím A trước, D sau thì phím A sẽ hủy và nhận phím D. Đến khi phím D reset thì phím A tự động nhận trở lại.
Với Counter Strike 2 (Valve) và Fortnite xem tính năng này là một dạng automation input, vì vậy chúng bị cấm ở 2 tựa game này.
Với vài game khác như Valorant, Overwatch thì:
- Valorant không hưởng nhiều lợi ích rõ ràng nên có cũng được, không cũng không sau. Tuy nhiên có snap tap sẽ giảm độ trễ input theo cặp phím thêm một chút nữa.
- Overwatch thì cần luyện tập vì nếu bạn master được cách sử dụng, nhân vật di chuyển giật giật rất khó chịu và rất khó bị track.
Phần mềm
Tất cả mọi thứ ở trên không thể hoạt động hoàn hảo (tất nhiên theo ý bạn) nếu thiếu một phần mềm tốt quản lý mọi cài đặt. Và phần mềm tốt nhất không thể không nhắc đến phần mềm web “tiêu chuẩn vàng” từ Wooting mà mọi hãng sản xuất đều theo đuổi.
Một phần mềm tốt cho bàn phím HE sẽ giúp chúng ta quản lý được các cài đặt sau:
- Actuation point.
- Rapid trigger: bao gồm upstroke (reset distance) và downstroke (actuation distance). Phần downstroke này khác với actuation point bạn có thể xem lại tại mục tính năng rapid trigger ở trên.
- Snap tap: bật tắt, thay đổi mức độ can thiệp hoặc các cặp phím.
- Dual Key Stroke: một dạng tính năng automation tương tự snap tap nhưng phím có 2 chức năng tùy theo hành trình phím nhấn nông hay sâu. Tính năng này thường ít được sử dụng nhưng tùy trường hợp đôi khi chúng sẽ có ích.
Ngoài ra còn một số tính năng vui vẻ nữa mà phần mềm nên quản lý được để cá nhân hóa bàn phím như: LED, macro, key binding,... mấy cái này cơ bản mọi phần mềm cơ bản nào cũng nên có.
Tóm lại
Giai đoạn chuyển từ bàn phím cơ sang bàn phím HE mang nặng tính năng hơn so với giai đoạn chuyển từ bàn phím màng cao su sang bàn phím cơ. Ở giai đoạn trước, đa phần chúng ta chuyển qua bàn phím cơ vì công nghệ, độ bền của bàn phím cơ ở đẳng cấp vượt trội so với bàn phím màng cao su thì với bàn phím HE, việc chuyển đổi phụ thuộc vào bản thân các công nghệ được trang bị trên bàn phím có hoạt động tốt hay không.
Nếu một bàn phím HE được trang bị đầy đủ các tính năng kể trên nhưng chính hoạt động không ổn định, đó không phải là một bàn phím HE tốt mà bạn nên tin cậy. Do đó bàn phím HE chủ yếu hoạt động dựa trên các tính năng và phần mềm để trao cho game thủ những lợi thế rõ ràng trong các trận đấu. Vậy nên việc gắn mác bàn phím HE chưa chắc đó là bàn phím tốt, phải là bàn phím HE hoạt động ổn định mọi tính năng nó có mới là bàn phím tốt.
Tham khảo thêm những bàn phím HE tốt nhất tại nhà Xanh.
Viết nhận xét
Trang web này được bảo vệ bằng hCaptcha. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của hCaptcha.