Đây là một câu hỏi khó vì bàn phím cơ so với chuột có cấu tạo đơn giản hơn, ít bộ phận cảm biến và không phải tiếp xúc trực tiếp với mồ hôi tay nên sử dụng sẽ được lâu dài hơn. Tuy nhiên có rất nhiều biến số xuất hiện trong lúc bạn sử dụng bàn phím nên tuổi thọ của chúng có thể tăng hoặc giảm tùy theo điều kiện sử dụng của bạn. Vậy một chiếc bàn phím cơ nên “tồn tại” được bao lâu?
Điều kiện cần để bàn phím dùng được bền?
Bàn phím cơ thông thường có cấu tạo cơ bản gồm bảng mạch (PCB), plate và switch là các bộ phận cơ bản để phím có thể hoạt động. Trên một chiếc bàn phím cơ với nhu cầu sử dụng hàng ngày cần độ ổn định cao, phần mạch và plate cần chắc chắn, bền nhất vì đây là các bộ phận gần như không thể thay thế và định danh cho mỗi chiếc bàn phím mà bạn sử dụng hàng ngày.
Với switch, đây là bộ phận trực tiếp nhận hao mòn khi bạn sử dụng bàn phím nên cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm độ bền của bàn phím chứ không phải độ bền tổng thể. Vì mỗi chiếc switch là một thành phần độc lập nên việc thay thế là điều có thể làm được, không phức tạp và khó khăn như PCB hay plate.
Với ba bộ phận trên, bạn có thể xác định được đâu là một chiếc bàn phím cơ sử dụng bền. Như PCB, đây không phải là bộ phận chịu lực tác động trực tiếp nhưng nếu hư hỏng không phải do yếu tố con người thì rõ ràng đây không phải là một bo mạch được thiết kế và gia công tốt. Hay plate làm từ vật liệu không tốt, không chịu lực sẽ là điểm yếu ảnh hưởng đến độ bền tổng thể. Switch sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất. Các thương hiệu lớn sẽ có các công nghệ đặc biệt giúp switch sử dụng được bền và lâu hơn.
Nhưng chỉ với ba bộ phận trên vẫn chưa đủ để bạn có thể sử dụng được bàn phím cơ. Bạn còn cần các bộ phận xung quanh khác nữa để đảm bảo sử dụng được thoải mái và thuận tiện.
Điều kiện đủ để bàn phím cơ dùng bền?
Tiếp đến cấu tạo của bàn phím cơ là keycap - thứ trực tiếp tiếp xúc với ngón tay bạn để truyền lực xuống cơ cấu switch bên dưới. Thông thường keycap là bộ phận chịu rất ít mài mòn cơ học nhưng thứ chúng chịu đựng là mài mòn hóa chất do mồ hôi tay, bụi bẩn bám lên keycap và làm mài mòn từ từ. Sự xuống cấp của keycap bạn có thể nhìn thấy thông qua việc keycap bị bóng và bong tróc chữ, đây đều là sự xuống cấp do hóa chất và một ít mài mòn cơ học - ít hơn rất nhiều so với switch bên dưới.
Để mọi thứ lắp đặt lại với nhau, chúng ta cần vỏ - case cho bàn phím. Thông thường case của bàn phím cơ được làm từ nhựa khi chúng phổ biến,giá thành vừa phải và trọng lượng nhẹ để sử dụng đa mục đích. Tiếp đó một chất liệu khác phổ biến không kém là nhôm được sử dụng làm case vì âm thanh, thẩm mỹ và trọng lượng nặng mà không cần sử dụng thêm tạ. Case là bộ phận chính trong việc bảo vệ và chịu đựng các va đập khi bạn di chuyển bàn phím, nhưng khi để một chỗ nhôm lại nặng hơn giúp bàn phím nằm yên chắc chắn hơn. Do đó chọn chất liệu nào sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn.
Với hai bộ phận trên, chất liệu cũng như tính chất nào sẽ phù hợp cho nhu cầu sử dụng hàng ngày trong thời gian lâu nhất có thể? Với keycap, chất liệu phải chịu được mài mòn hóa chất tốt, không bị mất chữ nên chất liệu hợp nhất là nhựa PBT với kiểu chữ được in dye-sub hoặc đúc nhựa vào keycap (doubleshot) để tối đa độ bền. Còn vỏ case vì sử dụng hàng ngày chắc chắn sẽ có lúc bạn mang đi lại, di chuyển trong nhà nên nhựa là chất liệu phù hợp với tiêu chí rẻ - hiệu quả - bền.
Tổng hợp các tiêu chí xác định một bàn phím cơ bền
- Bảng mạch: gia công tốt, QC kỹ lưỡng để hạn chế sai số.
- Plate: nếu không vì các mục đích khác như bàn phím cơ custom thì plate nên cứng chắc để hỗ trợ case chịu lực và giữ switch nằm im trên PCB.
- Switch: độ bền càng lớn càng tốt.
- Keycap: nhựa PBT để lâu bị bóng, chữ doubleshot để chống mất chữ.
- Case: nên là nhựa để chịu lực, chịu va đập và nhẹ.
- Cuối cùng phải bảo quản tốt, vệ sinh định kỳ.
Một bàn phím cơ bền thường phải dùng bao lâu mới bị hỏng?
Với một bàn phím cơ được thiết kế tốt, bảo quản tốt trong điều kiện sử dụng hàng ngày thì bạn có thể dùng vài năm mới hỏng là chuyện bình thường. Đặc biệt một số dòng bàn phím cơ được thiết kế tối giản nhằm tăng cường độ bền thì đây là một câu chuyện hoàn toàn khác - như bàn phím cơ Filco chẳng hạn.
Tiêu chuẩn của 10 năm trước khi Filco Majestouch 2 ra mắt có thể là bàn phím cơ là được vì khi đó bàn phím cơ mới bắt đầu tiếp cận người dùng phổ thông cả ở Việt Nam và thế giới. Lúc này thứ họ cần là bàn phím cơ với chất lượng tốt để cảm nhận được sự khác biệt giữa những chiếc bàn phím màng cao su bình thường với bàn phím cơ đắt tiền.
Nhưng 10 năm sau, bàn phím cơ bây giờ không còn như xưa nữa khi chúng tích hợp nhiều thứ hơn, giá cả cao hơn, “chơi” vui hơn nhưng có nhiều thứ để hỏng hơn. Đó là lý do vì sao bạn thấy Filco Majestouch 3 có thiết kế gần như không đổi so với thế hệ trước nhưng nâng cấp mạnh mẽ bên trong. Điều này hướng đến độ bền, độ ổn định của bàn phím - điều mà bạn rất cần khi sử dụng hàng ngày trong thời gian dài cũng như môi trường doanh nghiệp.
Với một bàn phím cơ hoàn thiện tốt, linh kiện chọn lọc kỹ nhằm tránh các hư hỏng không đáng có cũng như hướng đến sử dụng lâu dài, bàn phím cơ Filco Majestouch 3 có thể sử dụng được từ 5 năm trở lên. Nếu trong điều kiện bảo quản tốt, bạn còn có thể sử dụng đến 10 năm - điều mà thế hệ Majestouch đầu tiên đã làm được và vẫn còn người sử dụng đến bây giờ.
Xem thêm >> 7 Bước vệ sinh bàn phím đơn giản, nhanh chóng
Vì sao nhắc đến bàn phím cơ bền lại nhắc ngay Filco?
Là thương hiệu thành lập từ năm 1992 tại Nhật Bản với xuất phát điểm là nhà sản xuất bàn phím cho máy tính Mac, Filco luôn biết khách hàng của mình cần gì cũng như làm sao để sản phẩm của mình mang lại nhiều giá trị nhất cho người sở hữu.
Hiện nay, Filco là đối tác của hãng switch Cherry MX (Đức) để mang lại dòng bàn phím cơ Majestouch danh tiếng từ những năm 2000. Đến thế hệ thứ 3 ra mắt năm 2022, Filco Majestouch 3 không chỉ bền với switch Cherry MX của Đức độ bền 100 triệu lần nhấn mà còn ở bộ não - bo mạch chính với công nghệ cũng như gia cường về chất lượng và linh kiện của hãng.
Trên dòng bàn phím cơ Majestouch 3, Filco không ngại trang bị mạch sợi thủy tinh FR-4 chống cháy nổ, plate thép dày cùng vỏ nhựa nhằm tạo nên kết cấu tổng thể vừa bền để trụ qua năm tháng, vừa nhẹ để bạn có thể mang đi bất cứ khi nào bạn cần nhưng đó là cấu trúc. Bên ngoài, chiếc bàn phím cơ này sử dụng keycap nhựa PBT, ký tự doubleshot đảm bảo keycap luôn bền đẹp không bóng cũng như chữ không bao giờ bị phai do chữ được đúc trực tiếp vào bên trong thân keycap.
Bền nhưng trải nghiệm sử dụng phải tốt. Do đó, Filco trang bị con chip xử lý mới mạnh mẽ hơn cho Majestouch 3 để giảm độ trễ, tích hợp nhiều tính năng mới cũng như mở khóa full tính năng Anti Ghosting (NKRO). Cáp kết nối cũng được Filco làm mới để giảm độ trễ, giảm nhiễu, tăng độ bền cho bàn phím.
Thời gian bảo hành 5 năm đổi mới duy nhất tại Việt Nam cũng là lời khẳng định về độ bền của sản phẩm. Với Filco Majestouch 3 dùng 5 năm, 10 năm hay 20 năm? Sẽ chẳng ai nghĩ một bàn phím cơ có thể dùng được lâu đến như vậy nhưng trong điều kiện sử dụng và bảo quản tốt, biết đâu dùng được lâu đến đó thì sao.
Thông tin thêm về bàn phím cơ Filco Majestouch 3
Hiện tại bạn có thể đặt hàng bàn phím cơ Filco Majestouch 3 thông qua Phong Cách Xanh tại đây. Giá các phiên bản Tenkeyless (lược bỏ cụm phím số) và Fullsize (đầy đủ phím số) lần lượt như sau:
- Tenkeyless: 3.740.000đ
- Fullsize: 4.070.000đ
- Riêng các phiên bản sử dụng switch Cherry MX Silent sẽ có giá cao hơn 110.000đ.
Tất cả bàn phím cơ Filco được phân phối chính hãng độc quyền tại Việt Nam bởi Phong Cách Xanh. Các bạn có thể mua hàng trực tiếp qua website Phong Cách Xanh hoặc các kênh thương mại điện tử chính thức của Filco nhé.
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB - 65%
Viết nhận xét
Trang web này được bảo vệ bằng hCaptcha. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của hCaptcha.